Hàm IF là hàm excel cơ bản và dùng phổ biến khi nhập liệu trên máy tính. Nhiều người chưa rõ cấu trúc cơ bản và cách dùng hàm IF như thế nào. Ngoài ra, hàm excel này có dùng để kết hợp với nhiều hàm khác, hàm logic AND ,OR,.. Để giải đáp những vướng mắt đó, mời bạn đọc bài viết sau đây.
1/ Hàm IF trong excel là gì?
Hàm này cho phép bạn thực hiện phép so sánh có thỏa điều kiện đã đặt ra hay không, nếu không sẽ trả về một giá trị khác.
Khi nào thì dùng hàm IF
Khi giá trị của một ô phụ thuộc vào một ô khác trong cùng một sheet hoặc một file excel.
Ví dụ: Nếu mua số lượng trên 15 thì được giảm trên tổng giá là 20%, ngược lại chỉ được giảm 5%.
Cú pháp hàm IF
=IF(Biểu thức so sánh, giá trị nếu đúng, giá trị nếu sai). Trong đó:
- Biểu thức so sánh: Trả về kết quả đúng hoặc sai
- Giá trị nếu đúng: Kết quả bạn muốn nếu biểu thức so sánh là đúng (True).
- Giá trị nếu sai: Kết quả bạn muốn nếu biểu thức so sánh là sai (False).
Ví dụ:
=IF(1=1,”TRUE”,”FALSE”) -> TRUE
=IF(1=0,”TRUE”,”FALSE”) -> FALSE
Hàm được áp dụng rất nhiều vào trong công việc. Không chỉ đối với người làm văn phòng mà còn nhiều ngành nghề khác: giáo viên nhập điểm học sinh, chấm công, …
Một số lưu ý
Nếu value_if_true bị bỏ qua trong công thức IF thì hàm sẽ trả về kết quả là 0 nếu điều kiện chính được đáp ứng.
Nếu như value_if_false bị bỏ qua thì kết quả sẽ trả về giá trị là FALSE.
Nếu muốn các công thức Excel hiện lên các giá trị logic như TRUE hoặc FALSE khi một điều kiện nhất định được thỏa mãn thì bạn phải gõ TRUE trong ô tham số value_if_true. Ô value_if_false có thể điền vào là FALSE hoặc để trống.
Sử dụng text sẽ không biệt được chữ hoa và thường. Ví dụ: =IF(Text=text,”TRUE”,”FALSE”) ->TRUE.
2/ Ví dụ cách dùng hàm IF
Cú pháp excel này được ứng dụng rộng rãi trong công việc. Kienit.com sẽ đưa ra một số bài tập hàm IF trong excel có lời giải để bạn hiểu cách sử dụng.
Hàm IF đơn
Có nghĩa là mình chỉ dùng duy nhất một hàm IF để thực hiện phép so sánh. Ở đây mình có bảng điểm của học sinh gồm có điểm toán, anh và tiếng Việt. Sau đó mình tính điểm trung bình. Mình sử dụng để xếp loại của học sinh đâu hay rớt dựa vào điểm trung bình.
Công thức như sau: =IF(F5>5,”Đậu”,”Rớt”)

Hàm IF nhiều điều kiện
Công thức này sẽ giúp bạn kiểm tra được nhiều điều kiện trong một dòng và sau đó thực hiện phép so sánh.
Cú pháp của hàm IF kết hợp nhiều điều kiện:
=IF(logical_test1;[value_if_true1];IF(logical_test2;[value_if_true2];IF(logical_test3;[value_if_true3];[value_if_false])
Công thức kết hợp nhiều điều kiện này sẽ càng phức tạp như bạn lồng nhiều công thức với nhau.
Trong bảng ví dụ sau đây, mình dùng nhiều IF lồng với nhau và kết hợp hợp với công thức AND. Gồm các điều kiện sau:
- Nếu điểm trung bình dưới 5: Rớt
- Điểm trung bình của học sinh lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 7: Thi lại
- Còn lại: Đậu
Công thức: =IF(F5<5,”Rớt”,IF(AND(F5>=5,F5<7),”Thi lại”,”Đậu”))

Sử dụng hàm IF và AND
Cũng với bảng điểm trên nhưng mình có kèm theo nhiều điều kiện. Lúc này mình kết hợp IF và AND nhiều điều kiện như sau.
Công thức thực hiện: =IF(AND(C5>=7,D5>=7,E5>=5),”Đậu”,”Rớt”)

Sử dụng hàm IF kết hợp OR
Trong một vài trường hợp bạn chỉ cần một trong các điều kiện so sánh để thoải điều kiện.
Ở ví dụ này, mình xét điều kiện một trong 3 điều kiện nếu:
- Điểm toán > 8 hoặc Điểm tiếng Việt > 8 hoặc điểm tiếng Anh > 8: Đậu
- Còn lại là Trượt
Công thức: =IF(OR(C5>8,D5>8,E5>8),”Đậu”,”Trượt”)

Cách sử dụng hàm IF rất đa dạng mà mình không thể nói hết trong 1 bài được. Bài viết đã chia sẻ những thông tin cơ bản, sẽ còn những kiến thức nâng cao và bài tập thêm mà mình sẽ tổng lại ở một bài viết khác. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.