Internal Link là gì? Cách kiểm tra liên kết nội bộ trên website

Nếu như bạn thuộc trường phái SEO Onpage thì không thể bỏ qua khái niệm internal link là gì cũng như các thông tin xung quan về chủ đề này.

Nếu như bạn chỉ chăm chăm đi backlink mà quên tối ưu Onpage là một thiếu sót cực kỳ lớn. Sử dụng internal link là một trong kỹ thuật giúp quá trình bạn SEO hiệu quả. Với các từ khóa có lượng tìm kiếm trung bình, chỉ cần bạn làm tốt các kỹ thuật này thì từ khóa vẫn sẽ lên trang 1 của Google.

Đầu tiên chúng ta sẽ đi đến khái niệm internal link là gì trong SEO nha.

Internal link là gì?

Internal link (liên kết nội bộ) là một liên kết, một dòng chảy từ trang này sang trang khác nhờ vào các link được chèn trong các anchor text. Người đọc click vào đây sẽ được chuyển đến trang phù hợp với từ khóa đã được chèn link.

Internal link là gì trong SEO
Internal link là gì trong SEO

Internal link trên website không chỉ trỏ đến trang khác mà nó còn được dùng để trỏ đến trang chủ, chuyên mục, hoặc thẻ tag. Tất cả đều ở phạm vi trên website thì được xem như là internal link.

Phân biệt Internal link với External link

Một người bạn láng giềng của internal link đó chính là external link. Nhiều người mới làm SEO hay bị nhầm lẫn 2 khái niệm cũng như cách hoạt động. Vậy thật chất external link là gì?

External link là gì? Phân biệt external link khác gì internal link
External link là gì? Phân biệt external link khác gì internal link

Nếu như internal link là liên kết nội bộ bên trong website thì external link chính là liên kết ở bên ngoài. External link được chia thành 2 loại là inbound link và outbound link, trong đó:

  • Inbound link: Các liên kết trỏ đến website của bạn từ một trang web khác – còn được gọi là backlink.
  • Outbound link: Các liên kết từ website của bạn dẫn đến một web khác ở bên ngoài.

Thường thường khi nhắc đến khái niệm external link thì đa số người quản trị website sẽ nghĩ ngay đến việc trỏ link đến website bên ngoài.

Bạn cần phải kiểm soát được internal link và external link (outbound link) và xây dựng chúng thật sự hợp lý, như vậy website của bạn mới có sức mạnh.

=> Tham khảo thêm: SEO là gì?

Lợi ích của internal link trong SEO Onpage

Chỉ là những link được chèn vào bài viết hay website nhưng nó sẽ mang lại hiệu quả cực kỳ to lớn nếu như bạn biết các lợi ích của internal là gì sau đây.

1/ Tác động đến thứ hạng từ khóa SEO

Nếu như trang A của bạn đã có traffic cũng như có nhiều từ khóa top thì việc bạn chèn link đến trang B sẽ giúp từ khóa trang B sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. Độ uy tín này được xem như là một link juice mà ở bài trước Kienit.com đã có chia sẻ.

Từ khóa bạn chèn cần phải đúng với nội dung mà bạn muốn điều hướng người đọc đến, nếu sai thì lâu dần từ khóa bạn cần SEO sẽ bị phản tác dụng. Bạn có thể đa dạng từ khóa: có thể là từ khóa chính, từ khóa dài hoặc từ khóa đồng nghĩa, điều quan trọng vẫn là phải phù hợp với nội dung đó.

Trang chủ và chuyên mục là những nơi chứa nhiều sức mạnh hơn các trang khác trên website. Sức mạnh và sự uy tín (authority) ở trang chủ hoặc chuyên mục sẽ giúp tổng thể tiến lên thứ hạng cao hơn trên Google.

2/ Điều hướng người dùng tăng tỷ lệ chuyển đổi

Mục đích của SEO cuối cùng vẫn là tạo ra doanh thu, vì vậy việc tạo ra chuyển đổi vô cùng quan trọng. Nếu như website của bạn là dạng nội dung tin tức, cách làm, review thì việc đặt internal link phù hợp sẽ giúp người đọc ở lại lâu trên bài viết, website. Tuy nhiên bạn cần biết đâu là trang chính và các trang phụ để chèn liên kết nội bộ hợp lý.

Còn với các dạng website bán hàng thì thường sẽ có 2 loại nội dung là tin tức và trang bán hàng để tạo ra tỷ lệ chuyển đổi. Việc bạn kêu gọi hành động không là chưa đủ để tiếp cận hết khách hàng, bạn cần phải chèn internal link đến trang chính để tạo ra sự chuyển đổi.

Ví dụ bạn đọc các bài về cách sửa tivi tại nhà hoặc lỗi tivi thì việc bạn chèn một liên kết nội bộ đến trang dịch vụ sửa chữa tivi sẽ tăng khả năng click vào để xem dịch vụ bên bạn.

3/ Giữ người đọc ở lại trên website

Ngày nay Google đã tung ra nhiều thuật toán và luôn đưa ra mục tiêu là lấy khách hàng làm trọng tâm. Google thu thập và đánh giá dựa vào hành vi của người dùng thông qua việc họ click hoặc thoát khỏi website.

Bạn hiểu khái niệm internal link là gì chưa đủ mà cần phải chèn liên kết nội bộ đúng ngữ cảnh, đúng từ khóa và nội dung phù hợp để tránh bị dính Google nhòm ngó. Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu điều này.

Internal link là bằng cách chèn link vào trong các anchor text
Internal link là bằng cách chèn link vào trong các anchor text

Việc chèn liên kết như thế với SEO là đúng và giúp thúc đẩy từ khóa tuy nhiên về ngữ cảnh chèn thì sai, Chắc chắn bạn đọc vào sẽ thấy khó chịu vì nó không có nghĩa. Việc đầu tiên bạn phải làm là nghĩ về từ khóa và sau đó tạo sẵn cho nó một ngữ cảnh để chèn hợp lý hơn là cố tình.

Những internal link được chèn khéo léo sẽ là công cụ giúp người dùng thực hiện tương tác với website của bạn. Việc bạn chèn internal link vào các anchor text không quá khó khăn nhưng hiệu quả cực kỳ lớn. Bạn sẽ thấy được phản ứng của khách hàng thông qua việc họ có click hay không.

Phân loại internal link

Có 2 loại internal link cơ bản mà dễ dàng nhận biết:

Navigational Internal Link

Thấy chữ “Navigational” có thể bạn hiểu chức năng của internal link là gì rồi phải không. Đây là những liên kết nội bộ được nằm ở phần menu, sidebar hoặc footer nhằm điều hướng người đọc khi mới vào website.

Bạn cần đặt đơn giản, dễ nhìn để người đọc hiểu được cấu trúc website của bạn có những phần chính nào, sau đó là tới những liên kết nội bộ con. Nếu như bạn đưa ra hết ngoài trang chủ sẽ làm rối mắt và mất thẩm mỹ.

Contextual Internal Link

Còn đây là dạng liên kết nội bộ nằm trong bài viết, trong một ngữ cảnh do bạn tạo ra. Các liên kết này sẽ trỏ đến trang liên quan đến từ khóa. Bạn cần làm nổi bật từ khóa để người biết để mà click.

Cách tạo liên kết trong web này là bạn có thể chủ động. Đừng quá cố ép để chèn liên kết mà nó không hợp lý với ngữ cảnh.

Mô hình internal link

Hãy thử tưởng tượng website của bạn có cấu trúc như một kim tự tháp với đỉnh là trang chủ và đáy là các bài viết con. Các internal link như sự liên kết nối toàn bộ cấu trúc của website, giúp trang web của bạn trở nên liền mạnh với nhau. 

Mô hình liên kết nội bộ được các SEOer sử dụng nhiều cho cấu trúc website là cấu trúc silo.

Cấu trúc Silo chuẩn khi SEO Onpage
Cấu trúc Silo chuẩn khi SEO Onpage

Với cấu trúc website này, các internal link sẽ đi đều từ trang chủ đến chuyên mục đến bài viết cũng như đi đến toàn bộ các trang trên website. Điều này giúp cỗ máy thu thập thôn tin Google sẽ hiểu cách thức hoạt động của website rõ ràng hơn. 

Cách kiểm tra internal link trên website

Bạn sử dụng công cụ phân tích backlink Ahrefs để kiểm tra các liên kết nội bộ đang có trên website. Mục đích là để tìm ra các trang có chỉ số, có độ uy tín để bạn trỏ link đến.

lọc các internal link chất lượng trên website bằng Ahrefs
lọc các internal link chất lượng trên website bằng Ahrefs

Ngoài Ahrefs thì bạn có thể dùng một công cụ miễn phí khác là Google Webmaster Tool.  Mục đích là lọc ra các từ khóa có độ hiển thị cao mang lại traffic để bạn tạo internal link.

Lọc các liên kết nội bộ bằng Google Webmaster Tool
Lọc các liên kết nội bộ bằng Google Webmaster Tool
Lấy chỉ số Impression
Lấy chỉ số Impression

Những từ khóa có độ hiển thiện cao này sẽ giúp bạn lọc ra các trang chất lượng, hãy dẫn liên kết đến các trang uy tín này để cải thiện vị trí xếp hạng của từ khóa trên SERPs.

Những trang bạn không nên internal link

Tuy nhiên có một số trường hợp bạn không nên để chèn internal link đến bởi vì nó sẽ không có giá trị gì. 

Trang thông tin giới thiệu

Trên các website thì những trang này thường nằm ở dưới footer. Mục đích những trang này tạo ra để giới thiệu đầy đủ thông tin với người đọc cũng như phù hợp với thuật toán của Google nhưng rất ít người vào xem.

Vì vậy, thay vì trỏ internal link đến những trang thông tin này thì bạn nên trỏ đến các trang uy tín chất lượng khác.

Trang bị lỗi

Nếu như trang đó bị lỗi thì bạn cần khắc phục lỗi đó để tăng thêm lượng traffic. Còn trang đó bắt buộc phải xóa hoặc dùng redirect 301 chuyển hướng thì bạn nên cân nhắc chỉnh sửa lại internal link.

Kiểm soát internal link cũng như external link là công việc bạn phải làm tốt mỗi ngày. Nếu như chỉ cần một lần bạn làm sai không sửa thì sau này sẽ rất nhiều việc cần phải làm, tốn nhiều thời gian.

Không nên chèn internal link đến URL lỗi
Không nên chèn internal link đến URL lỗi

Các thông tin trên đây có lẽ đã giúp bạn hiểu internal link là gì và thức hoạt động như thế nào. Hãy đón xem ở bài tiếp theo tại chuyên mục học marketing bởi vì mình sẽ chia sẻ tiếp các phương pháp sử dụng internal là gì và dùng sao cho tối ưu hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *